Máy veneer, máy chế biến veneer chuyên dùng xử lý cắt xén veneer, may veneer phục vụ cho dây chuyền ép veneer công suất lớn.
TÌM HIỂU CÁC DÒNG MÁY VENEER MỚI NHẤT
Veneer là gì?
Trong ngành sản xuất chế biến gỗ, veneer là thuật ngữ dùng để định nghĩa lớp gỗ tự nhiên được lạng phẳng có độ dày 1 gem đến 3 ly, chuyên được sử dụng để phủ bề mặt gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp. Veneer còn có tên gọi khác là gỗ lạng hoặc ván lạng. Nhiệm vụ chính của lớp veneer này là giúp bề mặt bóng đẹp như gỗ tự nhiên, giúp giá thành rẻ hơn so với việc sử dụng gỗ tự nhiên hoàn toàn, đồng thời bảo vệ cốt gỗ bên trong khỏi những tác động từ môi trường.
Những sản phẩm được phủ một lớp veneer được gọi là gỗ veneer. Chính vì vậy ta có thể hiểu veneer và gỗ veneer là 2 định nghĩa hoàn toàn khác nhau. Veneer là lớp phủ với 100% là gỗ tự nhiên, trong khi đó gỗ veneer có thể là loại gỗ tự nhiên có giá thành rẻ hơn lớp phủ của nó hoặc ván công nghiệp.
Các loại veneer thông dụng
Veneer xoan đào
Được lạng từ gỗ xoan đào, có chiều dày từ 0.3 đến 1mm.
Ưu điểm: vân gỗ đẹp, khả năng chịu ẩm, chịu nhiệt, chịu nước tốt và đặc biệt là vô cùng sang trọng với gam màu nâu đỏ, phù hợp trong thiết kế nội thất yêu cầu màu ấm cúng
Khuyết điểm: màu sắc có thể phai nhanh hơn các loại veneer khác nếu không được sơn phủ.
Veneer óc chó
Được lạng mỏng từ gỗ óc chó tự nhiên có chiều dày tối đa 3mm. Thường được sử dụng để phủ lên ván công nghiệp như MDF hoặc HDF.
Ưu điểm: veneer óc chó mang đặc tính của gỗ óc chó, đem lại độ cứng hoàn hảo, chống cong vênh bề mặt sản phẩm, đồng thời hệ vân cuộn xoáy độc đáo và đặc trưng riêng của dòng gỗ này. Tâm gỗ có gam màu trải dài từ nâu nhạt đến socola và gỗ óc chó được sắp xếp vào nhóm gỗ quý, vì vậy veneer óc chó đem lại sự sang trọng và nâng cao giá trị của ván.
Khuyết điểm: veneer óc chó cần được tránh nước và môi trường có độ ẩm cao. Bên cạnh đó bè mặt veneer thường có sẹo vì vậy còn được loại bỏ trước khi tiến hành dán để tạo nên những sản phẩm có độ hoàn mỹ cao.
Veneer sồi
Veneer sồi là loại veneer thông dụng nhất và được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới, cho ra sản phẩm có gam màu sáng mang lại sự dịu dàng trong thiết kế nội thất.
Ưu điểm: chống cong vênh, độ bền tốt, màu sắc sang trọng và dịu mắt
Khuyết điểm: chống chịu nước và độ ẩm kém
Ưu điểm của Veneer
- Thân thiện môi trường: ngày nay yếu tố bảo vệ môi trường luôn là yêu tố được cân nhắc hàng đầu khi lựa chọn một sản phẩm. Veneer và gỗ veneer ra đời giúp hạn chế việc khai thác gỗ tự nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học.
- Thẩm mỹ cao: được lạng mỏng từ các loại gỗ có đường vân đẹp và đặc trưng, đồng thời có màu sắc đa dạng cho phép các nhà thiết kế nội thất linh hoạt trong quá trình chọn lựa thiết kế, đáp ứng thị hiếu của mọi khách hàng.
- Giá thành thấp: mục đích chính của veneer ra đời là để giảm giá thành sản phẩm, một tấm ván gỗ veneer luôn có giá rẻ hơn 1 tấm gỗ tự nhiên như lớp phủ lên chính nó.
- Độ bền cao: được sản xuất trên dây chuyền khép kín, có khả năng chống cong vênh và mối mọt, mang lại tuổi thọ cao cho sản phẩm.
So sánh Veneer và Melamine
Điểm giống nhau giữa veneer và melamine
- Cả 2 đều là lớp phủ bề mặt và bảo vệ cốt gỗ
- Tạo ra ván công nghiệp
Điểm khác nhau giữa veneer và melamine
- Veneer là gỗ lạng tự nhiên 100%, Melamine là vật liệu nhân tạo.
- Gỗ veneer sở hữu đường vân của gỗ tự nhiên và vô dùng đa dạng.
- Melamine có khả năng chống thấm tốt hơn veneer.
- Cốt gỗ của Melamine thường là ván dăm MFC, trong khi đó các loại gỗ veneer thường sử dụng ván công nghiệp MDF.
Máy Veneer là gì?
Máy veneer là công cụ sản xuất chuyên dụng của ngành chế biến gỗ chuyên sản xuất các sản phẩm làm từ ván công nghiệp. Họ máy veneer bao gồm nhiều máy khác nhau, đảm nhận các chức năng độc lập, sau đó kết hợp với các máy khác như máy cưa panel, máy chà nhám sơn, máy ép nóng, máy lăn keo để có thể tạo thành một dây chuyền sản xuất gỗ veneer.
Các loại máy Veneer phổ biến
Máy may veneer
Công đoạn đầu tiên của quy trình sản xuất ván veneer là may veneer. Các tấm veneer được lạng theo kích thước theo chuẩn sẽ được kết nối lại với nhau để đạt kích thước bề mặt của tấm ván. Máy sử dụng chỉ khâu veneer chuyên dụng và đầu gia nhiệt để ghép các tấm veneer lại với nhau.
Máy cắt veneer
Sau khi hoàn thành công đoạn may veneer, máy cắt veneer được sử dụng để cắt phần thừa của tấm veneer theo số lượng lớn. Nhầm đảm bảo kích thước veneer phù hợp với máy lăn keo, đồng thời có thể tận dụng phần thừa để sử dụng cho các sản phẩm khác.
Máy xén veneer
Xén veneer là công đoạn sau khi đã hoàn thành dán veneer. Giúp loại bề phần thừa ở mép ván một cách đồng nhất và đường nét đạt tiêu chuẩn hơn so với dùng dao rọc giấy để xén thủ công.
Lưu ý khi mua máy Veneer
- Cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín và có kinh nghiệp trong lĩnh vực veneer.
- Nắm rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
- Đảm bảo dịch vụ bảo hành uy tín.
- Người vận hành cần được hướng dẫn chi tiết.
Tư vấn báo giá máy chế biến veneer
Nếu bạn có thắc mắc về dòng máy làm veneer, quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi để nhận được hỗ trợ
- Hotline: 0903 600 113
- Email: info@quocduy.com.vn
- Website: www.quocduy.com.vn